6 Nguyên Lý Trong Thiết Kế Cảnh Quan

Có bao giờ bạn thắc mắc khi ngắm nhìn một công trình cảnh quan đẹp là làm thế nào các kiến trúc sư cảnh quan có thể tạo ra một tuyệt tác như vậy. Họ dựa trên những nguyên tắc thiết kế cảnh quan nào? Thấu hiểu trăn trở đó, chúng tôi chia sẻ đến cho bạn, người đang quan tâm đến ngành học đầy thú vị này, những nguyên tắc cơ bản trong thiết kế cảnh quan ngay dưới đây.

Trong ngành kiến trúc nói chung và chuyên ngành kiến trúc cảnh quan nói riêng để tạo ra được sản phm đẹp, đưa tới giá trị không chỉ về mặt thẩm mỹ mà còn mang tới cả những giá trị văn hóa, ngoài tìm hiểu Sơ lược về ngành kiến trúc cảnh quan chắc chắn không thể bỏ qua những nguyên lý cơ bản trong thiết kế.

Có 6 nguyên lý trong thiết kế cảnh quan  được sử dụng bởi các kiến trúc sư, các nghệ sĩ qua nhiều thế k. Không chỉ ứng dụng trong thiết kế cảnh quan nó còn được ứng dụng rộng rãi cả trong hội họa thậm chí cả nghệ thuật cắm hoa cũng sử dụng chúng

Từ những nguyên lý đó các kiến trúc sư cảnh quan sẽ thổi hồn vào đó, thêm gia vị là sự sáng tạo không ngừng qua đó tạo ra sản phẩm mang đậm nét riêng của họ.Những công trình đó khiến người thưởng thức chìm đắm trong màn trình diễn nghệ thuật cả về không gian và thời gian.

6 nguyên tắc được nói đến bao gồm:

1. Tính cân bằng
2. Tiêu điểm
3. Tính đơn giản
4. Nhịp điều và các đường nét
5. Tỷ lệ
6. Tính thống nhất

1. Tính cân bằng

Cân  bằng  là một loại trạng thái  tác động đến thị giác của người xem, mang  đến cho họ cảm giác thoải mái thông qua sự cân  bằng đó. Có 2 loại cân  bằng  chính  là:cân  bằng  đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

Cân  bằng  đối xứng được sử dụng trong các  mẫu  cảnh quan  phổ biến  khi mà một mặt của cảnh quan là tấm gương phản chiếu của mặt còn lại. Các thiết kế cảnh quan này thường sử dụng các biểu tượng mang thiên hướng hình học tại các con đường đi, bồn cây, thậm chí cả trong cách cắt tỉa tạo dáng cây cối. Mặc dù hình thái cân bằng này nhìn khá cứng và mất đi tính tự nhiên trong sản phẩm nhưng tính bền vững của nó khá cao

Cân bằng bất đối xứng, còn được biết đến như là một hình thái không chính thức trong yếu tố cân bằng. Bởi nó đến từ sự khác nhau giữa các mặt, giữa mặt hiện tại và đối diện mang đến tự do, thoải mái và có phần bay bổng thoát khỏi khuôn sáo quen thuộc.

Từ những nguyên tắc đó, kiến trúc sư cảnh quan bằng sự tài hoa của mình kết hợp chúng với nhau một cách nhuần nhuyễn mang đến người thưởng thức sự lôi cuốn hấp dẫn, thỏa mãn thị giác của người xem. Mặc dù những nguyên tắc này không được tạo ra bởi các kiến trúc sư trước kia, nhưng hơn hết nó là những cảm xúc thuộc về thị giác cái mà nhiều người sở hữu.

Có những yếu tố này làm ngọn hải đăng soi đường giúp các kiến trúc sư cảnh quan, những người nghệ sĩ tạo nên những sản phẩm khiến người xem trở nên gần gũi và hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm của họ.

kien truc canh quan
(Nguồn: Eden Landscape)

2. Tiêu điểm

Một công trình có tính thẩm mỹ cao đều phải có một tiêu điểm làm điểm nhấn, đó là nơi thu hút ánh mắt, sự chú ý của người xem, từ đó họ sẽ bị thu hút và tìm hiểu sâu thêm về sản phẩm. Tiêu điểm đôi khi được biết đến như là trung tâm của sự thu hút. Đặc biệt, trong thiết kế tiêu điểm luôn là điểm nhấn mang yếu tố nổi bật nhất dù được nhìn ở bất kì góc độ nào.

Ví dụ như điểm nhấn trong thiết kế của mỗi căn nhà thường là hệ thống cửa xung quanh, còn tâm điểm của cảnh quan thường là  gần cửa. Từ đó tạo điểm nhấn cũng như tăng cường sự chú ý cho lối vào của căn nhà.

Mỗi khu vực của cảnh quan đều có thể có 1 tiêu điểm nhưng cần cân nhắc kĩ càng vì đôi khi điều đó không cần thiết. Các kiến trúc sư cảnh quan thường không sử dụng quá nhiều tiểu điểm để tránh bị loãng khiến phản tác dụng. Ở bất cứ khung cảnh nào, chúng ta đều đều bị thu hút bởi những loài cây ưa thích, những tông màu sáng và hơn hết trong đó bao hàm những yếu tố mang tính nghệ thuật càng khiến người xem thích thú hơn.
Nắm bắt được điều đó các kiến trúc sư cảnh quan pha trộn, thêm vào chút hứng khởi từ đó những điểm nhấn thú vị sinh ra.

thiết kế cảnh quan
(Nguồn: Internet)

3.Tính đơn giản

Simple but not monotonous-Sưu tầm
Tiêu đ đã nói lên hoàn toàn ý nghĩa của nguyên tắc này muốn đề cập đến sự đơn giản. Giữ những thiết kế luôn đơn giản đừng quá cầu kì hoặc lộn xộn. Nhưng chúng ta cần làm rõ đơn giản không có nghĩa là đi ngược lại với phức tạp. Nhiều công trình cảnh quan có những đặc trưng riêng rất phức tạp và mang sự đặng trưng riêng từ đường nét thiết kế, hệ thống nước, hệ thống chiếu sáng.

Để tạo sự đơn giản, thoải mái và khiến người xem cảm thấy hạnh phúc với công trình nên tránh sử dụng quá nhiều màu sắc, hoa văn, những tạo hình và đường cong quá phức tạp cũng nên tránh. Tuy nhiên không có nghĩa là biến nó trở nên quá đơn điệu, nhàm chán và thiếu đi sự sáng tạo trong đó.

4. Tiết điệu và đường nét 

thiet ke canh quan
Nguôn: Internet

Một tiết điệu được hình thành khi  một điều gì đó được lặp lại một cách có chủ ý và ớ mức độ tiêu chuẩn. Trong thiết kế cảnh quan, những khoảng được lặp lại thường là nằm khoảng không gian, thường là các nhóm cây cối, các cột đèn, những mẫu ghế hoặc nhiều cấu trúc khác nhau lặp lại nhằm tạo nên tiết điệu.

Đường nét trong mỗi công trình cảnh quan được định hình  qua hình dạng và hình thức đặt, phân bố các luống cây, vỉa hè, những điểm giao nhau giữa sân cỏ và vỉa hè và những yếu tố khác cũng góp phần quyết định đó là những vật liệu cứng như gạch, gỗ kim loại...

Nguyên lý thiết kế theo tiết điệu và đường nét giúp thổi hồn vào công trình,tạo cho cảnh quan có sự chuyển động linh hoạt, mềm mại. Công trình của bạn từ đó sẽ càng dễ thu hút ánh mắt chú ý hơn.

5. Tỷ lệ

kiến trúc cảnh qua
Nguồn: Internet 

Tỷ lệ hay còn được hiểu như là sự cân đối giữa nhiều yếu tố với nhau trong thiết kế cảnh quan. Nó không chỉ bao gồm các đường dọc và ngang mà còn rất nhiều yếu tô liên quan đến nhau theo cách đặc biệt.

Bởi mỗi người trong chúng ta đều có cách cảm nhận không gian một cách khác nhau, như người béo, người lùn, người cao. Từng loại hình thái đều mang lại sự khác biệt trong cách cảm về không gian.

Tỷ lệ trong thiết kế cảnh quan còn liên quan tới diện tích xây dựng, diện tích khu đất, kích thước từng loại cây, diện tích khu vực trồng cây, phần không gian mở cũng như mục đích sử dụng của công trình.Tẩt cả đều có mang yếu tố tỷ lệ. 

6. Tính đồng nhất

mau canh quan
Nguồn: Internet

Nguyên tắc cuối cùng cũng trở nên đơn giản hơn nhiều khi 5 nguyên tắc thiết kế bên trên được thực hiện và hoàn thành một cách hoàn hảo. Sự đồng nhất có thể hiểu vô cùng đơn giản là kết nối các phần bị chia nhỏ của cảnh quan thành một chỉnh thể thống nhất và tạo nên một thiết kế tuyệt vời, có thể nói yếu tố cuối cùng này chính là sự tổng kết của 5 yếu tố phía trên. 

Màu sc, hình dạng, kích cỡ, kết cấu và nhiều hình thái khác nhau kết hợp lại tạo thành 1 chỉnh thế thống nhất và tuần tự. Màu sắc và các hình mẫu thường được nhắc lại nhiều nhất. Ngoài ra ánh sáng, hình dạng của những bồn cây, những yếu tố vô tri của cảnh quan như đường đi cũng cần kết hợp với nhau một cách thồng nhất mang lại niềm vui thích cho người sử dụng.

7. Lời kết

Rất cảm ơn bạn đã dành thời gian cho bài viết này. Tôi mong rằng bạn sẽ không bỏ sót bất kì yếu tố nào tôi chia sẻ ở bài viết trên, bởi tính quan trọng và thiết yếu của nó. Chỉ cần nằm vững các yếu tố cơ bản trên, thêm vào đó sự sáng tạo chắc chắn bạn sẽ tr thành 1 nhà kiến trúc sư cảnh quan giỏi, có thể tạo nên một công trình ở bất kì không gian nào và mang đậm màu sắc của riêng mình.
Chúc thành công!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét