Học ngành kiến trúc cảnh quan ra
trường có lương cao không? Học xong ra có dễ xin việc không? Học ngành này
cần những gì? Có tương lai không? Đối với những người mới tiếp xúc với
ngành Kiến trúc cảnh quan, đặc biệt là các bạn học sinh đang ngồi
trên ghế nhà trường hoặc các bạn sinh viên đang đứng giữa ngưỡng cửa lựa chọn
chuyên ngành chắc chắn rõ nó thật sự không dễ.
Thấu hiểu được những băn khoăn trước những quyết định quan trọng, thậm chí có thể là gắn bó vói bạn suốt đời, chúng tôi chia sẻ tới bạn bài viết này. Nó sẽ giúp các bạn có câu trả lời chính xác, hài lòng nhất.
Kiến trúc cảnh quan là một ngành
học khá “hot” trong những năm gần đây. Ngành học này không chỉ mang lại thu
nhập trung bình cao so với mặt bằng chung mà còn giúp người học hiểu rõ hơn về
tính thẩm mỹ và giá trị văn hóa của những công trình cảnh quan trọng thiên
nhiên. Lý thuyết là thế nhưng hoàn toàn nắm đuợc hết thì không dễ.
Nhắc nhẹ nhàng: Bài viết được chia sẻ khá chi tiết nên nội dung hơi dài, nếu
không thể đọc hết hãy lưu lại để từ từ "ngâm cứu" nhé!
1. Kiến trúc sư cảnh quan là
gì?
Người tốt nghiệp ngành kiến trúc
cảnh quan của các trường đại học, cao đẳng được cấp phép đào tạo ngành này gọi
là kiến trúc sư cảnh quan. Họ không chỉ nắm rõ lý thuyết, nguồn gốc kiến
trúc cảnh quan mà còn thuần thục các nguyên tắc trong thiết kế và
phối hợp một cách nhuần nhuyễn.
Hiện tại ở Việt Nam, trường đại học
chính quy đào tạo ngành này chỉ có Đại Học Kiến Trúc tại 2 cở sở tại thành phố
Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh theo như nhận định của cá nhân tôi là có bề dày
tốt nhất.
Tuy nhiên bạn cũng có thể tham
khảo thêm ở 1 số trường khác, bởi sự phổ biến của ngành kiến trúc cảnh
quan ngày càng lớn vì thế đã không ít trường đại học quan tâm và đào tạo
chuyên ngành này. Ví dụ: Đại học Lâm Nghiệp, Đại học quốc tế Hồng Bàng
v.v... Nên nhớ dù là trường tốt, thậm chí cả trường nước ngoài,
nếu bạn không trang bị thêm cho bản thân những kĩ năng mềm chắc chắn bạn sẽ hụt
hơi trong cuộc đua tưởng chừng như êm đềm mà lại vô cùng khốc liệt này.
- Kiến Trúc Cảnh Quan là gì? Sơ lược về
ngành kiến trúc cảnh quan
- Đọc thêm tại : Chuyên Ngành Kiến Trúc Cảnh Quan-Những điều cần biết
2.Vậy bạn nên chuẩn bị gì để theo
đuổi ngành học này?
- Hãy chắc chắn rằng mình yêu thích nó
Một câu danh ngôn tôi rất thích đó là: “ Hãy chọn công
việc bạn thích, bạn sẽ không phải làm việc 1 ngày nào”. Là 1 ngành mới
mẻ nhưng không có nghĩa là nó sẽ dễ dàng với những ai không thật sự thích nó,
trên hết còn là 1 ngành đòi hỏi sự sáng tạo cao, nếu bạn không yêu thích
nó chắc chắn những ý tưởng mới sẽ không bao giờ xuất hiện, việc không yêu
thích còn có thể khiến bạn làm ra 1 sản phẩm rời rạc và không có hồn.
- Kĩ năng vẽ tay tốt là lợi thế
Điều này chắc hẳn khi các bạn tìm hiểu về ngành này cũng đã biết
ít nhiều rồi, kĩ năng vẽ tay không những giúp bạn vượt qua kì thi đầu vào của
trường, mà còn đồng hành với bạn trong cả quá trình học cũng như ra ngoài làm
nghề.
Tất nhiên đó là điều không hoàn toàn bắt buộc nhưng hãy trang bị
cho mình ngay nếu bản thân thiếu nhé!
- Kĩ năng làm việc nhóm
Khi trở thành kiến trúc sư cảnh
quan chắc chắn là bạn sẽ không thể làm việc đơn độc 1 mình, vì thế kĩ năng
làm việc nhóm đóng góp vô cùng quan trọng trong công việc của bạn, nó giúp các
thành viên từng bộ phận hiểu và gắn kết nhau hơn.
Khi các thành viên đã thấu hiểu và
phối hợp nhịp nhàng chắc chắn việc tạo nên sản phẩm đẹp và ấn tượng chỉ
còn là thời gian. Không những thế kĩ năng làm việc nhóm cũng là một yếu tố
được đánh giá hàng đầu ở các nhà tuyển dụng.
- Tư duy linh hoạt sáng tạo
Đây không phải là yếu tố bắt buộc nhưng là yếu tố khiến bạn khác
biệt so với phần còn lại, tạo nên những sản phẩm mang đậm nét đặc trưng chỉ của
riêng bạn.
Điều này không ai có thể giúp bạn ngoài việc nỗ lực cải thiện cách
tư duy mỗi ngày.
- Kiên trì
và có kế hoạch rõ ràng
Trong bất kì công việc nào kiên trì là điều
không bao giờ được thiếu, ngoài ra bạn cần có kế hoạch rõ ràng trong quá trình
học tập của mình. Thực tế nhiều người trẻ hiện nay chỉ có 1 trong 2 điều
trên, điều đó sẽ làm con đường bạn chọn trở nên mơ hồ và khó khăn hơn rất
rất nhiều.
Hãy kiên trì một cách thông minh đừng lao vào thiếu suy nghĩ, sẽ khiến chúng ta đi sai đường, bởi thế bạn phải có kế hoạch rõ ràng. Một kế hoạch rõ ràng không chỉ giúp con đường của bạn trở nên mạch lạc, mà còn tạo cảm hứng cho bạn tiếp tục vững bước. Đừng quên" Kiên trì giúp bạn đi xa, kế hoạch rõ ràng giúp bạn đi chắc chắn"
- Đó là những điều cơ bản bạn
nên chuẩn bị nếu muốn trở thành một kiến trúc sư cảnh quan giỏi. Tiếp theo
chúng ta cùng nhau tìm hiểu sâu hơn về công việc của kiến trúc sư cảnh
quan cần làm ngay dưới đây.
4. Công việc của kiến trúc sư
cảnh quan
Kiến trúc sư
cảnh quan có khá nhiều việc phải làm và đảm nhận chứ không đơn thuần chỉ là tạo
ra những công trình. Họ chịu trách nhiệm thiết kế cảnh quan các khu dân cư,
công viên, không gian ngoài trời của khuôn viên, cơ sở giải trí, các doanh
nghiệp, các công trình công cộng, nhà riêng và nhiều không gian mở khác.
Vì tính chất
khác nhau của mỗi công trình, cũng như tính chất sử dụng. Họ cũng lên kế hoạch
cho từng vị trí của tòa nhà, con đường, lối đi, các loại cây trồng, hoa và vị
trí trồng của chúng trong mỗi công trình riêng biệt.
Song song với
đó họ vẫn phải đảm bảo các yếu tố khách quan, khiến chúng không chỉ đẹp mà phải
thuận tiện cho nhiều mục đích sử dụng của con người. Ngoài ra cũng không kém
phần quan trọng chính là phải đảm bảo yếu tố tương thích với môi trường tự
nhiên, khiến công trình vừa thích hợp với môi trường xung quanh không bị tách
rời mà còn góp phần hô ứng lẫn nhau, phần này làm nổi bật cho phần kia và ngược lại.
- Vậy khi có
dự án những nhiệm vụ chuyên biệt nào cần được hoàn thành?
a. Gặp gỡ khách hàng cùng với các kỹ sư, kiến
trúc sư xây dựng để nắm bắt được yêu cầu của họ đối với sản phẩm, có thể đồng
thời lên ý tưởng phác thảo để nắm bắt được sâu hơn nữa nhu cầu của họ đối với
sản phẩm.
b. Khảo sát các yếu tố môi trường, có thể là
vấn đề về cấp thoát nước, hay những nguồn năng lượng đã sẵn có. Đo đạc, tính
toán chính xác 1 số khu vực có ý nghĩa quan trọng trong công trình.
c.Lập kế hoạch cụ thể, chính xác các thông số
kĩ thuật. Dự toán mức chi phí, sắp xếp phối hợp giữa cái sẵn có với các định
dạng, cấu trúc của khu đất được nhà đầu tư đưa ra.
d. Biểu diễn một cách khái quát các kế hoạch và
ý tưởng về thiết kế bằng CAD và các phần mềm đồ họa khác.
e. Chọn lựa các vật liệu phù hợp. Kiểm tra tiến
trình dự án để đảm bảo từng khâu hoàn thành đúng tiến độ, tuân thủ kế hoạch đề
ra ban đầu.
f. Công việc cuối tuy không bắt buộc nhưng các kiến trúc sư cảnh quan thường làm nhầm kết nối và xây dựng thương hiệu cho cá nhân đó là: Tìm kiếm nguồn khách hàng mới thông qua quảng bá sản phẩm đã thi công, hoặc qua các buổi thuyết trình chia sẻ kiến thức trong ngành thiết kế cảnh quan.
g Như các bạn thấy ở trên công việc của
kiến trúc sư cảnh quan là khá nhiều, để thực hiện được công việc một
cách chuẩn xác, rành mạch nhất họ không thể thiếu các công cụ hỗ trợ đi
kèm. Vậy những công cụ đi kèm đó là gì? Chúng ta cùng xem phía dưới
nhé!
Nguồn: Eden Landscape |
5. Kiến trúc cư
cảnh quan cần công cụ gì?
Nếu kiến thức
được ví như bộ não thì công cụ thiết kế được ví như cánh tay của kiến trúc sư
cảnh quan. Họ sử dụng và cải tiến khá nhiều công cụ khác nhau trong công việc
của họ. Một số là những công cụ hiện đại, tuy nhiên cũng có không thiếu những
công cụ đơn giản hơn.
Sau khi chọn
lọc, tôi xin chia sẻ tới bạn ”top” những công cụ hỗ trợ mạnh mẽ nhất cho ngành
kiến trúc cảnh quan.
- Sketchup
Sketchup hiện tại thuộc sở hữu của Trimble
Navigation, một công ty đo đạc, trắc địa, làm bản đồ và cung cấp thiết bị định
hướng. Sketchup đã được phát triển độc lập từ năm 2000 tới năm 2006. Sau đó
được Google mua lại từ 2006 đến 2012. Và công ty sở hữu gần đây nhất là
Trimble.( Trích wikipedia).
Sketchup là phần mềm mô hình 3D giúp các kiến
trúc sư lên ý tưởng biến công việc này trở thành vô cùng nhanh gọn, đơn giản.
Sketchup phục vụ cho không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà còn cả ở các nhà
phát triển trò chơi điện tử, trong làm phim và nhiều lĩnh vực liên quan khác.
Điểm nổi bật của công cụ này là ở tính nhanh
gọn, đơn giản và dễ dàng với người sử dụng vì thế yêu cầu đối với phần cứng là
rất ít.
Khả năng tạo khối và chỉnh sửa khối đơn giản,
dễ dùng. Hoàn toàn có thể kết hợp với các phần mềm như Render, Podium. Vv.v...
để cho kết quả hình ảnh tốt hơn. Nhưng cũng vì tính đơn giản nên nó cũng là hạn
chế lớn của Sketchup.
- Auto Cad
Là 1 phần mềm được xây dựng và phát triển bởi
autodesk. CAD là công cụ đứng đầu trong số các công cụ trong kiến trúc, ngoài
ra nó còn đước ứng dụng ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, cơ điện, điện tử.. Ở những bản
Autocad đầu tiên tất cả đều sử dụng các đường nét đơn giản làm nền cho những
đường nét phức tạp hơn, mãi đến sau này bắt đầu mới có ứng dụng dựng hình 3D.
Auto cad được ứng dụng từ nhiều thập kỷ trước
trong phác thảo bản vẽ công trình. Cad có yếu tố rất quan trọng trong công việc
của kiến trúc sư cảnh quan bởi nó giúp đơn giản hóa việc thiết kế đi rất nhiều.
Ngoài ra bản vẽ trên CAD cũng rất dễ thao tác và kết nối với các phần mềm khác
như Sketchup.
- Sổ phác thảo và một cây
bút tốt
Bất kì kiến trúc sư cảnh quan nào cũng đều
không thể thiếu 2 món ưa thích đó là sổ phác thảo và một cây bút. Đây có thể
coi là vật bất ly thân của kiến trúc sư cảnh quan, theo họ đến mọi công trình,
dự án to nhỏ.
Họ dùng nó trong việc ghi chép các lưu ý trong
cuộc họp, đến phác thảo nhanh, khái quát sơ đồ công trình. Có thể nói đây là 2
món đồ không bao giờ lỗi thời và thất sủng trong giới kiến trúc sư.
- Giấy can
Dành cho các bạn chưa rõ giấy can là gì, đó là
loại giấy có độ mờ thấp và mỏng, thường được sử dụng để sao chép bản vẽ một
cách chính xác. Nếu vẫn còn chưa rõ bạn có thể tìm hiểu thêm trên youtube và
google qua từ “trace paper” nhé.
Giống như sổ phác thảo, giấy can thường được sử
dụng tại giai đoạn đầu của thiết kế giúp nắm bắt lại các nội dung chủ chốt của
thiết kế và những ý tưởng xung quanh nó, thuận tiện cho việc tinh chỉnh sau
này.
Sử dụng giấy can giúp kiến trúc sư bao quát các
ý tưởng trong quá trình phân tích, thiết kế, thậm chí cả từng chi tiết cả dự án
một cách vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Giấy can được dùng ở mọi kích cỡ, nó
làm việc kết nối giữa các đồng nghiệp trong công tác chia sẻ ý tưởng trở nên
tuyệt vời thông qua các danh sách gạch đầu dòng, bản vẽ sơ đồ.
- Google Earth / Google
Maps
Nhiều kiến trúc sư rất ưa thích sử dụng 2 công cụ
này bởi nó cung cấp không chỉ cung cấp tọa độ GPS của nhiều khu vực địa lý mà
nó còn giúp các kiến trúc sư phân tích nhanh địa điểm đó và môi trường xung
quanh.
Giờ đây vào nhiều cái tiến hơn, chúng ta còn có
thể tìm hiểu nhiều hơn về một địa điểm mà không cần phải có mặt tại đó. Qua đó
các nhà thiết kế cảnh quan dễ dàng đo thô để lập kế hoạch, dự đoán được
các tác động của thời tiết trong tương lai tại các công trình sắp triển khai.
- Những công cụ khác
Ngoài những công cụ quan trọng được liệt kê
phía trên còn một số những công cụ nữa cũng góp phần không nhỏ trong công việc
thiết kế như illustrator, photoshop, indesign, nhưng vì thời gian có hạn tôi
chỉ xin liệt kê những thứ quan trọng nhất. 3 công cụ trên các bạn hoàn toàn có
thể tìm hiểu qua công cụ tìm kiếm google nhé.
6. Học kiến
trúc cảnh quan ở đâu?
Như tôi đã đề
cập ở trên ở Việt Nam ngày trước có khá ít trường học đào tạo ngành kiến trúc
cảnh quan, tuy nhiên với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ nên hiện nay đã có khá
nhiều trường quan tâm và đào tạo ngành này. Dưới đây chúng tôi xin liệt kê 1 số
trường có bề dày kinh nghiệm trong đào tạo kiến trúc cảnh quan, tuy nhiên đây
không phải là bàn cân để so sánh vì mỗi trường đều có thế mạnh riêng, thậm chí
một số trường mới đào tạo nhưng chất lượng cũng rất tốt, các bạn nên lưu ý
nhé.
- Đại học Kiến Trúc
Là một trường có bề dày lịch sử chuyên đào tạo ra các kiến trúc sư giỏi, chuyên môn cao cho đất nước. Ngành kiến trúc cảnh quan thuộc khoa Quy Hoạch của trường. Chắc hẳn đây là ngôi trường mơ ước của không ít người khi bắt đầu tìm hiểu về ngành kiến trúc.
Về chuyên ngành kiến trúc cảnh quan nói riêng
cũng như quá trình học bạn có thể tham khảo thêm trên website của trường đại
học Kiến Trúc
- Đại học Lâm Nghiệp
Trường Đại học Lâm Nghiệp tiền thân là Đại học Nông Lâm là một trong những ngôi trường có bề dày lịch sử tại Việt Nam. Trường hiện tại có 2 cơ sở, một tại Hà nội và cơ sở 2 tại Đồng Nai. Mặc dù trường đưa vào đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan khá muộn nhưng cũng là một ngôi trường ổn với hệ đào tạo chính quy với đội ngũ giảng viên có bề dày kinh nghiệm.
7. Tiềm năng phát triển của ngành
kiến trúc cảnh quan
Chắc chắn vấn đề này có nhiều câu
hỏi cũng như nhiều băn khoăn nhất đối với người muốn tìm hiểu về ngành này.
Chúng tôi đã lắng nghe, góp nhặt từng ý kiến và trả lời một cách cụ thể nhất,
bạn có thể tìm được câu trả lời mình muốn ở ngay dưới đây.
- Học kiến trúc cảnh quan ra trường làm
việc ở đâu?
Khi tốt nghiệp ngành này bạn sẽ làm việc tại các sở ban ngành, các
cơ quan nhàn nước trong lĩnh vực xây dựng. Các doanh nghiêp, công ty tư nhân
liên quan đến tư vẫn, thiết kế, thi công cảnh quan.
Ngoài ra còn có các đơn vị làm việc về quy hoạch, xây dựng đô thị
hoặc làm công tác liên quan đến bảo vệ môi trường, bảo tồn các công trình văn
hóa, hoặc nếu bạn là người muốn làm chủ lĩnh vực, khao khát tạo ra nét độc đáo
của riêng mình có thể tự mở công ty riêng.
Thu nhập của kiến trúc sư cảnh quan thuộc nhóm
khá với mức lương cho người mới ra trường khoảng từ 5tr-7tr. Khi đã có kinh
nghiệm và thành thạo mức lương có thể lên tới 10tr trở lên. Tất nhiên khi bạn
thành thạo nhiều kĩ năng, dày dặn kinh nghiệm trong ngành mức lương bạn nhận
được là không chỉ đơn giản tính bằng con số.
- Tương lai của kiến trúc cảnh quan
Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, quy hoạch đô thị và thiết kế cảnh
quan có thể nói là 2 lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ bởi các nhà đầu tư
đã bắt đầu biết quan tâm và đặt yếu tố thiên nhiên vào trong sản phẩm của họ.
Ngoài ra, đây còn là một ngành học khá mới tại Việt Nam nên cơ hội
để xây dựng cũng như trở thành một trong những người tiên phong trong
lĩnh vực này rất cao. Tất nhiên để làm được điều này bạn không chỉ cần trau dồi
kĩ năng mà còn cần phải là mẫu người có tham vọng.
Cuối cùng cũng là quan trọng nhất, Việt Nam ngày càng phát triển
vững bước và mạnh mẽ nhất là sau khi “ Hiệp Định Thương Mại Tự Do
Giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu” được kí kết hứa hẹn sắp tới làn
sóng đầu tư vào Việt Nam sẽ là vô cùng mạnh mẽ. Đây vừa là thách thức cũng là cơ
hội đối với mọi ngành nghề và tất nhiên kiến trúc cảnh quan cũng không ngoại
lệ.
7. Lời Kết
Đây đã là phần cuối của bài viết
rồi. Tuy bài viết hơi dài nhưng thông tin mang đến cho bạn đã hết sức cụ thể,
mong rằng bài viết sẽ có ích và giúp bạn thêm chắc chắn với lựa chọn của mình.
Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu thêm về các trường đại học đào tạo về ngành này cả trong lẫn ngoài nước thì có thể xem thêm phía dưới nhé. Chúc bạn thành công!
0 Nhận xét