Chuyên Ngành Kiến Trúc Cảnh Quan-Những điều cần biết

Bạn đã bao giờ nghe nói đến ngành kiến trúc cảnh quan chưa? Nếu đã biết về nó chắc hẳn đã nhiều lần bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nhưng không thu được gì ngoài những bài viết ri rạc mang đậm tính chủ quan trên mạng.

Đừng lo lắng!! Đây chắc chắn là bài viết bạn cần tìm, giúp bạn có thể hiểu “kiến trúc cảnh quan” ở mức khái quát nhất.

Chuyên ngành kiến trúc cảnh quan là một ngành học mới được phát triển ở Việt Nam những năm gần đây. Ngành học hiện đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn học sinh cũng như phụ huynh bởi tiềm năng phát triển trong tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, Kiến trúc cảnh quan là gì? Nguồn gốc kiến trúc cảnh quan đến từ đâu? Tiềm năng phát triển ở Việt Nam là như nào? Cơ hội việc làm ra sao? Thì không phải ai cũng biết. 

Thật may tất cả những điều đó đều được chia sẻ ngay dưới đây. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!!

Kiến trúc cảnh quan là gì?

Kiến trúc cảnh quan là một môi trường nhân tạo do con người tạo ra nhằm thiết lập các môi trường kiến trúc, môi trường sinh thái, môi trường văn hóa, môi trường xã hội, môi trường nghệ thuật, môi trường ký ức bằng các hệ quy chiếu khác nhau và nằm trong các ước chế khác nhau. Kết quả được truyền tải, thụ cảm và tác động qua lại giữa con người và hệ động thực vật với các môi trường. (Trích Eden Landscape)

Ngoài ra còn rất nhiều những quan điểm khác nhau về kiến trúc cảnh quan được xây dựng để mang lại nét riêng trong phong cách thiết kế của từng cá nhân, doanh nghiệp.

Tuy vậy, như “ Trăm sông đổ về 1 biển” tất cả vẫn tôn trọng nguyên tắc cơ bản trong thiết kế qua việc hiểu rõ nguồn gốc của kiến trúc cảnh quan.

Nguồn gốc

Nguồn gốc sâu xa của thiết kế cảnh quan xuất phát từ việc trang trí vườn tược và công viên cho các cung điện, đền đài và các công trình tôn giáo của Châu Âu khoảng thế kỷ 17-18. Thời kì đó các cung điện, vườn tược chủ yếu phục vụ cho giới quý tộc và vua chúa nên khó thoát khỏi khuôn mẫu cứng nhắc và dập khuôn, khó mang lại được tính hài hòa giữa con người và thiên nhiên cho sản phẩm.

Sư khác biệt và bùng nổ chỉ thật sự xảy ra các đô thị bắt đầu phát triển và thoát khỏi khuôn thước vốn dĩ đã tồn tại hàng nghìn năm, từ đó tư duy thiết kế cảnh quan trở nên đa dạng theo nhiều chiều không gian với nhiều tính chất và tỷ lệ khác nhau được phối hợp một cách nhuần nhuyễn và đa dạng từ đó phá cách và định hình được như ngày nay.

Từ khoảng giữa thế kỷ 20, thiết kế cảnh quan chính thức được chính thức nâng lên thành một định nghĩa chuyên môn tầm toàn cầu, song hành cùng ngành thiết kế đô thị. Từ đó, tạo nên điều kiện cũng như sự phát triển vượt bậc cùng với phong trào đô thị hóa trên thế giới
frederick law olmsted
Nguồn: Internet

Công viêc của người trong ngành

Kiến trúc cảnh quan liên quan đến việc lập kế hoạch dự án, lên ý tưởng, triển khai. Bên cạnh đó kiến trúc cảnh quan còn bao gồm thiết kế và quy hoạch đô thị, xây dưng các khu nghỉ dưỡng. Ngoài ra còn là quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực, địa điểm xây dựng của con người.

Người hoạt động trong ngành thiết kế cảnh quan gọi là kiến trúc sư cảnh quan. Họ có đầy đủ kỹ thuật, sáng tạo, cũng như sự hiểu biết về chính trị, kinh tế, xã hội. Đặc biệt kiến trúc sư cảnh quan nắm rõ các yếu tố tự nhiên và nhân tạo, qua đó dưới bàn tay tài hoa của họ những thứ tưởng như rất lạ lẫm với nhau trên nên hòa hợp và được bố trí một cách có ý đồ nhưng vấn không hề mất đi chất thiên nhiên trong sản phẩm. 
Kiến trúc cảnh quan
Nguồn: Internet

Ngành thiết kế cảnh quan có gì khác với các ngành còn lại?

Sự khác nhau giữa thiết kế cảnh quan với các ngành khác là khá nhiều nhưng lại có mối liên quan đặc biệt với ngành kiến trúc công trình. Khi mà mỗi công trình cảnh quan đều là 1 phần không thể thiếu và tạo điểm nhấn khác biệt giữa các công trình đô thị.

Trước đây có nhữngg quan niệm cảnh quan chỉ làm nền và làm nổi bật cho công trình kiên trúc. Nhưng thực chất cảnh quan là một phần của nghệ thuật sắp đặt, tôn trọng các nguyên lý cơ bản trong thiết kế cảnh quan nhưng cũng không vì thế mà mất đi sự tự nhiên, hòa hợp với xung quanh.

Vì luôn đặt yếu tố hòa hợp lên hàng đầu nên khi 2 kiến trúc sư công trình và cảnh quan tìm được sự đồng thuận, khi đó cũng là lúc sự kết hợp trở nên uyển chuyển và hòa hợp nhất. Mỗi công trình sẽ là một tuyệt tác không thể tách rời nhau, hỗ trợ làm nổi bật nhau. Mang đến 1 chuỗi kết hợp giữa thính giác, thị giác, xúc giác, khướu giác không thể tách rời.

Tuy là 1 ngành có lịch sử khá lâu đời tại nước ngoài nhưng khi tới Việt Nam lại là một khái niệm khá mới mẻ. Vậy tiềm năng phát triển của ngành này tại Việt Nam như thế nào? Cơ hội việc làm có cao không? Hãy tiếp tục theo dõi phía dưới nhé!! 

Thiết kế cảnh quan tại Việt Nam 

Tại Việt Nam, thiết kế cảnh quan đã có được sự chú ý và đầu tư hơn trước khi bước đầu tạo nên mỹ quan đô thị cũng như mang gia trị về văn hóa lịch sử. Tuy nhiên nếu so sánh bề dày của chúng ta với thế giới thì tại Việt nam thiết kế cảnh quan còn khá mới mẻ, chỉ bắt đầu từ những năm 1960 nên việc xây dựng các giáo trình, tài liệu vẫn còn khá mỏng và thiếu sự bài bản.

Những điều trên đã cho thấy được phần nào hiện trạng của kiến trúc cảnh quan tại Việt Nam. Là 1 ngành “trẻ” hơn rất nhiều khi so sánh với các ngành kiến trúc khác nên vì thế kiến trúc sư cảnh quan phải đương đầu với khá nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn để khẳng định, cũng như tạo nét riêng cho mình.

Ví thế có thể nói tiềm năng phát triển của ngành này tại Việt Nam là rất lớn, song hành cùng đó tất nhiên là cơ hội việc làm rộng mở.

Tiềm năng phát triển & Cơ hội việc làm

  • Tiềm năng phát triển

Ngày nay với sự phát triển bùng nổ nên ngày càng nhiều các khu đô thị mọc lên như nấm. Thêm vào đó đã qua rồi thời khái niệm đô thị chỉ có những tòa nhà chọc trời và vài bóng cây xanh, hiện nay các chủ đầu tư đã biết chăm chút hơn cho sản phẩm của mình qua các công trình cảnh quan.

Ngoài mang lại sự hòa hợp giữa con người với các tòa nhà bê tông khô cứng mà chất xúc tác chính là những công trình cảnh quan, nó còn mang tới cho khu đô thị ý nghĩa biểu tượng riêng biệt, không lẫn lộn với chỗ khác.

Nhưng hơn tất cả điều quan trọng nhất là yếu tố môi trường luôn được đảm bảo. Đô thị hóa diễn ra càng nhanh đi cùng với đó chính là những thách thức về môi trường, vấn đề có thể nói là cấp thiết nhất hiện nay với mọi quốc gia trên thế giới.

Thật may!! Kiến trúc sư cảnh quan đảm nhận luôn cả công việc đó, ngoài việc đảm bảo yếu tố môi trường trong từng công trình, họ còn giữ gìn và bảo tồn các di sản giá văn hóa của dân tộc. 

Vì thế không chỉ riêng quy hoạch đô thị phát triển mà cùng với đó chính là “mảnh đất vàng” cho kiến trúc sư cảnh quan thoải mái thổi hồn vào từng sản phẩm của mình, biến những tòa nhà bê tông cốt thép cứng nhắc trở nên mềm mại hơn, gần gũi hơn.

Biểu đồ đô thị hóa
Tốc độ đô thị hóa

  • Cơ hội việc làm

Với việc các công trình cảnh quan ngày càng trở nên phổ biến thì chắc chắn kiến trúc sư cảnh quan sẽ không bao giờ thiếu “đất diễn”.

Bạn hoàn toàn có thể có một mức lương không chỉ dừng lại ở chữ “tốt” mà khó có thể đo đếm được, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm, kĩ năng cũng như giá trị bạn mang lại. Thậm chí nếu là 1 người có tham vọng, không muốn dừng lại ở việc làm công ăn lương, bạn hoàn toàn có thể tự mở doanh nghiệp riêng để khẳng định vị thế của mình.

Tuy nhiên không hề đơn giản để làm được điều đó. Nếu đã đam mê, yêu thích, đầu tiên bạn cần tìm hiểu về một ngôi trường tốt có thể là trong hoặc ngoài nước, có bề dày đào tạo về ngành này. Tiếp theo cũng là quan trọng nhất, là tiêu chí hàng đầu của các nhà tuyển dụng chính là trang bị cho mình những kĩ năng cả “cứng và mềm” mà kiến trúc sư cảnh quan phải có.

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ tới bạn một cách khái quát nhất về ngành kiến trúc cảnh quan, ngoài ra bạn nên đọc và tham khảo thêm một số bài viết khác nếu như muốn hiểu sâu hơn về ngành học thú vị này. Rất mong những chia sẻ của chúng tôi sẽ có ích cho bạn và hi vọng bạn thích nó! 

Đăng nhận xét

0 Nhận xét